Tấm bằng MA TESOL sẽ là bước đệm đưa bạn đến một nấc thang mới trong sự nghiệp của bản thân. Trong số các ngành nghề phù hợp với các học viên Thạc sĩ TESOL, Top 5 nhóm ngành nghề sau đây là được coi là có triển vọng nhất cả về khía cạnh chuyên môn và lương bổng, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Giáo viên/Giảng viên Tiếng Anh:
Hiện nay với nhu cầu rất cao đối với các giáo viên Tiếng Anh có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, với tấm bằng MA TESOL trong tay, bạn sẽ được nhiều cơ sở giáo dục săn đón. Bạn có thể lựa chọn giữa đa dạng các vị trí như: giáo viên dạy kèm; giáo viên bậc Tiểu học, Trung học; giáo viên giảng dạy ở các trung tâm Anh ngữ.
Đặc biệt, tấm bằng MA TESOL là điều kiện tiên quyết nếu bạn muốn giảng dạy ở các cấp học thuật cao hơn, như cao đẳng, đại học hay các cơ sở đào tạo cao cấp. Bạn có thể ký hợp đồng dài hạn, ngắn hạn hợp tác với một khoa hoặc trường Đại học để giảng dạy tại các lớp Tiếng Anh chuyên ngành/Tiếng Anh Học thuật cho sinh viên. Cũng có rất nhiều các học viên MA TESOL đã tự mở trung tâm giảng dạy tiếng Anh của riêng mình.
2. Nhà Quản lý Giáo dục:
Khi đã tích lũy được đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn, tấm bằng MA TESOL sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin để đảm nhiệm vị trí Quản lý và Điều phối khoa Ngoại ngữ Anh. Đây là một vị trí cấp cao trong ngành sư phạm Tiếng Anh, đòi hỏi bạn phải có óc quản lý và tư duy lãnh đạo.
Công việc này bao gồm các nhiệm vụ hành chính như lên lịch các khóa/môn học; giám sát, quản lý nhân sự (kể cả giáo viên và các nhân viên khác) và các nhiệm vụ chuyên môn như thiết kế Giáo án, chương trình Khảo sát, thiết kế Bài giảng cùng với đồng nghiệp của mình.
3. Nghiên cứu sinh Tiến sĩ/Nhà nghiên cứu giáo dục:
MA TESOL là bước đệm để bạn chinh phục tấm bằng Tiến sĩ trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục và ngôn ngữ. Đây là hướng đi của các học viên MA TESOL muốn tiếp tục nghiên cứu, đào sâu vào lý thuyết và đam mê thế giới học thuật.
Sau đó thì các bạn có thể lựa chọn trở thành Giáo sư Đại học, nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học, nhà Quản lý Giáo dục hay làm việc cho các Doanh nghiệp về Giáo dục …
4. Cố vấn học thuật:
Một công việc khác mà các học viên MA TESOL thường đảm nhận khi ra trường đó là Cố vấn học thuật. Tại các trường quốc tế hay các các trường Đại học ở nước ngoài, vị trí này đảm nhận trách nhiệm chỉ dẫn học sinh (quốc tế) trong việc thích nghi với phong cách dạy và học tại trường mới, có khi là đất nước mới.
Ngoài ra, với tư cách là một Cố vấn học tập, bạn còn có thể giúp các học sinh hoà nhập với văn hoá bản địa. Đây là công việc rất phù hợp được nhà tuyển dụng ưu ái dành cho các bạn tốt nghiệp ngành MA TESOL.
5. Tác giả Sách giáo khoa & Sách tham khảo Tiếng Anh:
Nếu bạn có đam mê truyền cảm hứng cho người học tiếng Anh qua sách thì đây chính là công việc dành cho bạn. Không nhất thiết phải trực tiếp đi dạy, bạn có thể tham gia vào việc viết, xây dựng nội dung, biên soạn các sách học Tiếng Anh và các công cụ hỗ trợ người học khác.
Từ những kiến thức nền có được từ chương trình MA TESOL, bạn có thể viết sách nghiêng về kỹ thuật dạy và học hoặc sách chia sẻ kinh nghiệm thực tế về việc nâng cao trình độ học và dạy Tiếng Anh của bản thân. Công việc này không hẳn là phổ biến nhưng sẽ là một công việc rất thú vị và giúp đỡ được rất nhiều học sinh trong việc cải thiện kỹ năng Tiếng Anh của mình.
6. Các ngành nghề khác yêu cầu khả năng ngoại ngữ:
Nếu không đi theo con đường giảng dạy Tiếng Anh, bạn có thể rẽ sang một lĩnh vực khác với thế mạnh là khả năng sử dụng Tiếng Anh trôi chảy và chuyên nghiệp. Một vài ví dụ cho công việc này là biên phiên dịch cho các doanh nghiệp dịch thuật, các nhà xuất bản & phát hành sách, tạp chí; các cơ quan truyền thông; các doanh nghiệp xuất nhập khẩu…
Thêm vào đó, một tấm bằng Thạc sĩ cũng sẽ giúp bạn có được lợi thế cạnh tranh so với các ứng viên khác khi apply vào các tổ chức phi Chính phủ (NGO) hay các văn phòng đại diện, đại sứ quán/lãnh sự quán của các nước ở Việt Nam. Ví dụ như chương trình UN Volunteers trong vòng 2 năm với mức lương tương đương với 800$ chỉ dành cho các ứng viên có bằng Thạc sĩ.